Cảm nhận về hội thảo Giải pháp đám mây của Microsoft dành cho Doanh nghiệp

Rate this post

Thứ 3 vừa rồi mình có tham dự hội thảo Giải pháp đám mây của Microsoft dành cho doanh nghiệp (The Microsoft Cloud for Your Bussiness). Hội thảo được tổ chức tại khách sạn Sheraton, Hà Nội với sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp cũng như lập trình viên.

Nội dung hội thảo chia làm 2 phần:

  1. Định hướng và tầm nhìn của Microsoft trong thời gian tới.
  2. Các chuyên đề riêng: Office365, Windows 10, Azure, Visual Studio 2015…

Dưới đây là một số nhận xét của cá nhân mình sau buổi hội thảo.

Phần một về định hướng và tầm nhìn của Microsoft

Qua bài trình bày của CEO Vũ Minh Trí có thể thấy anh luôn nhấn mạnh slogan “Cloud First, Mobile First” nhằm giúp tối ưu hóa năng suất của tất cả mọi người, giờ đây Microsoft không chỉ giới hạn mọi thứ trong nội bộ sản phẩm của Microsoft nữa mà đã mở rộng sang tất cả các nền tảng khác như iOS, Android, MacOS, Linux… Điều này sẽ rất hữu ích cho cả cộng đồng người dùng lẫn developer tại Việt Nam.

Hội thảo Microsoft Cloud, Azure, Visual Studio 2015
Sau đó anh Trí nhấn mạnh về ảnh hưởng của Microsoft Việt Nam trong bức tranh chung toàn cầu. Qua đó có thể thấy một số thông tin hữu ích như:

  • Việt Nam hiện đang là nước có số nhân lực đứng thứ 2 chỉ sau Microsoft US, phần lớn nhờ nhân lực nhà máy sản xuất Smartphone tại Bắc Ninh.
  • Cộng đồng Windows Phone Developer Việt Nam đứng thứ 5 trong số cộng đồng lập trình viên thế giới và đóng góp 50% app trong khu vực APAC

Hội thảo Microsoft Cloud

Tiếp sau đó Joe Wilson – Tổng giám đốc Toàn cầu của Microsoft về Truyền bá Nền tảng và Phát triển Lập trình đã có một bài trình rất hay và nhiều thông tin về “Power of Developer”. Joe nhấn mạnh một số điểm:

  • Sự hội tụ của nền tảng Windows 10 – Universal App
  • Market mang lại nhiều tiền nhất cho lập trình viên là iOS, đứng thứ 2 là Web App, sau đó mới tới Android, Windows Phone.
  • Thương mại điện tử là một mảnh đất màu mỡ nhưng số lượng ứng dụng khai thác vẫn còn tương đối ít

Hội thảo Microsoft Cloud, Azure, Visual Studio 2015
Hội thảo Microsoft Cloud, Azure, Visual Studio 2015
Cuối bài trình bày Joe và đồng nghiệp có demo sức mạnh của Windows 10 và Azure trên các thiết bị IOT tương tác theo thời gian thực với performance khá tốt.

Hội thảo Microsoft Cloud, Azure, Visual Studio 2015
Mình rất ấn tượng với bài trình bày này của Joe. Anh có một phong cách trình bày dí dỏm, chuyên nghiệp, có tương tác với người nghe, đặc biệt là Slide rất ấn tượng với animation, audio hỗ trợ. Với sự xuất hiện của Joe, chúng ta có thể thấy sự quan tâm của Microsoft dành cho developer Việt Nam và hy vọng trong thời gian tới Microsoft sẽ có nhiều hoạt động hữu ích hơn nữa cho cộng đồng này.

Tiếp theo là 2 bài trình bày của đối tác Đại học Đà Nẵng và Sacombank demo về sản phẩm xây dựng trên nền tảng Windows 8.1, Office365, Xamarin nhưng phong cách trình bày và nội dung đem lại tương đối hạn chế nên không có gì ấn tượng :/

Trước khi bước sang phần 2 là tea-break, dưới đây là một số hình ảnh, có thể thấy có rất nhiều doanh nghiệp và các bạn sinh viên quan tâm hội thảo lần này của Microsoft.

Hội thảo Microsoft Cloud, Azure, Visual Studio 2015 Hội thảo Microsoft Cloud, Azure, Visual Studio 2015 Hội thảo Microsoft Cloud, Azure, Visual Studio 2015

Chuyên đề Visual Studio 2015

Sang phần 2 các chuyên đề được tổ chức tại các phòng khác nhau, mình chọn phòng chuyên đề về Visual Studio 2015 với sự trình bài của anh Huỳnh Bảo Toàn – chuyên gia quảng bá công nghệ Microsoft Việt Nam.

Bài trình bày của anh Toàn cung cấp những điểm mới của Visual Studio 2015 khá hữu ích như:

  • Cung cấp bộ Visual Studio Community miễn phí cho developer xây dựng các ứng dụng không phải doanh nghiệp: non-enterprise app
  • Open Source .NET: giờ đây sẽ có một bộ .NET Core 5 và một bộ .NET Framework 4.6 riêng
  • App Development sẽ chia làm 3 nhánh chính:
    • Universal App, Desktop app – WPF
    • Xamarin phát triển các ứng dụng Native App đa nền tảng: iOS, Android, Windows Phone.
    • Apache Cordova phát triển các web app đa nền tảng sử dụng HTML/JavaScript
  • Tích hợp DevOps hỗ trợ:
    • Continuous Delivery
    • Continuous Monitoring
    • Continuous Learning
  • Azure Mobile Service giúp xây dựng nhanh các service cho mobile đa nền tảng hỗ trợ offline sync…
  • Application Insights cho phép thống kê rất nhiều thông tin về ứng dụng web như Google Analytics
  • Một số tính năng mới trong việc Debug ứng dụng, Refactor ứng dụng, Test ứng dụng

Qua bài trình bày có thể thấy Visual Studio 2015 tích hợp khá chặt chẽ với nền tảng đám mây Azure của Microsoft và ngày càng open hơn như tích hợp Xamarin, Open .NET Framework…

Hội thảo Microsoft Cloud, Azure, Visual Studio 2015 Hội thảo Microsoft Cloud, Azure, Visual Studio 2015
Buổi hội thảo đã mang lại tương đối nhiều thông tin về chiến lược cũng như những hỗ trợ của Microsoft dành cho lập trình viên. Chúng ta hãy cùng mong chờ những buổi hội thảo tương tự của Microsoft dành cho lập trình viên trong thời gian tới.

P/s: Trong thời gian tới mình sẽ dần dần blog về những công nghệ đã được đề cập trên đây vì vậy mọi người hãy subscribe để đăng kí nhận bài viết mới qua email nhé.

Happy sharing. stay tuned.

Comments

  1. VanDung says

    anh ơi cho em hỏi chút về vấn đề MVVm này với
    cái hàm loaddata ở mainviewmodel e để async thì nó luôn chạy sau cái Grid.Datacontext = mv.listkq;
    vd:
    mv = new mainviewmodel();
    mv.phuongthuca(“user”);
    Grid.Datacontext = mv.listkq; // bắt đầu chạy app lên em debug chỗ này mà nó count = 0. chạy qua chỗ này nó mới đi vào cái phuongthuca(“user”)

    em thử 1 cái phương thúc đơn giản k có async thì nó chạy đúng

    • tungnt185 says

      Hi em, đoạn code trên hình như chưa chính xác.

      Nếu phuongthucca là async thì phải có await khi gọi chứ? Khi gặp await thì hàm sẽ return lại chỗ gọi cho đến lúc thực hiện xong nó sẽ chạy tiếp dòng dưới là gán Grid.DataContext nhưng anh cũng chưa hiểu dụng ý ở đây gán list làm gì.

      Thông thường người ta sẽ gán viewmodel cho datacontext trước, sau đó binding property của viewmodel (listkq) cho các control trong Grid, rồi mới gọi các method load dữ liệu ở viewmodel (phuongthucca). Khi load dữ liệu xong thì theo cơ chế binding notification, dữ liệu sẽ tự hiển thị lên.

      Regards

      • VanDung says

        Cảm ơn anh, được rồi 😀
        em thấy họ hướng dẫn lấy dữ liệu xong rồi mới gán cho datacontext chứ

        không biết cái mainviewmodel của e như này đúng không?
        public ObservableCollection listkq { get; set; }
        public mainviewmodel(){
        listkq= new ObservableCollection();
        }
        public async Task phuongthucca(string user){
        //
        listkq.add(new Item(){
        ten= “abc”, tuoi=”20″
        });
        }

        xong qua bên kia em gán listkq cho datacontext

        • tungnt185 says

          Ok em,

          Grid chỉ là control layout không phải control hiển thị dữ liệu nên không cần gán DataContext của Grid là Listkq. Em chỉ cần gán ViewModel cho DataContext của Grid là được.

          Còn cái phương thức kia anh thấy cũng ko có vấn đề gì, em binding và sử dụng ObservableCollection thì nó sẽ tự động hiển thị lên thôi.

          • VanDung says

            à anh ơi nó không cập nhật mới
            em có tạo 2 page
            pageA để nhập dữ liệu xong thì chuyển đến pageB để hiện thị list dữ liệu đã nhâp (lấy từ service xuống dạng json)
            mà khi nhập thêm dữ liệu thành công vào csdl rồi (post json lên service)
            mà khi qua page B nó không cập nhật mới cái item mới thêm vào đó. nó chỉ lấy mấy cái thêm từ trước thôi. em tắt app mở lại thì nó mới load cái mới thêm đó

          • tungnt185 says

            Thường vấn đề này là do notification thôi. Em nên tạo list mới và thêm item vào list đó rồi mới gán lại cho observablecollection list mà em dùng để binding lên UI.

          • VanDung says

            em debug khi nhập xong nó chạy sang page B để hiện thị thì
            cái returnString này nó chưa có dữ liệu mới

            HttpClient httpClient = new HttpClient();
            HttpRequestMessage request = new HttpRequestMessage(methodRequestType == “GET” ? HttpMethod.Get : HttpMethod.Post, url);
            if (!string.IsNullOrEmpty(bodyParam))
            {
            request.Content = new StringContent(bodyParam, Encoding.UTF8, “application/json”);
            }
            HttpResponseMessage response = await httpClient.SendAsync(request);
            string returnString = await response.Content.ReadAsStringAsync();

          • tungnt185 says

            Hi em bản chất của await là vậy khi gặp await thì hàm sẽ được return bao giờ chạy xong thì nó mới gán giá trị cho returnString

Leave a Reply to VanDung Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.