PGĐ Công nghệ MISA bật mí cách chinh phục ngành phần mềm

PGĐ Công nghệ MISA bật mí cách chinh phục ngành phần mềm
3.7 (73.33%) 3 vote[s]

Theo anh Nguyễn Thanh Tùng – khách mời xDay Hà Nội 07/05 tới đây, ngoài kiến thức cơ bản vững chắc và chịu khó học hỏi, lạc quan và máu lửa là tố chất rất cần thiết để một lập trình viên có thể đi chắc tiến xa trong nghề.

Chỉ còn hơn 30 tiếng đồng hồ nữa là sự kiện  sẽ diễn ra, cùng trò chuyện với khách mời xTalk lần này – anh Nguyễn Thanh Tùng để hiểu hơn về nhân vật này cũng như các tố chất để đi chắc tiến xa trong nghề Lập trình nhé!


Anh có thể chia sẻ một chút công việc hiện tại mình đang làm cũng như hành trình nghề nghiệp đã qua của mình được không? Đâu là động lực để anh thường xuyên viết blog và chia sẻ nội dung đến các bạn trẻ?

Xin chào các bạn FUNiX, mình là Nguyễn Thanh Tùng – hiện nay đang là Phó Giám đốc phụ trách Công nghệ – Công ty cổ phần MISA.
Hành trình nghề nghiệp của mình cũng rất cơ bản thôi: Trước tiên, mình cũng làm Developer rồi sau đó lên Team Leader quản lý một nhóm nhỏ vài bạn lập trình viên. Khi mình có nhiều kinh nghiệm hơn thì làm Software Architect chịu trách nhiệm xây dựng kiến trúc, framework cho các sản phẩm. Hiện nay khi đã có thêm kiến thức và kinh nghiệm về các công nghệ và sản phẩm liên quan thì mình được giao phụ trách công nghệ chung của các sản phẩm MISA.

Động lực để mình viết blog và chia sẻ về kỹ thuật, công nghệ cho các bạn trẻ thì có 2 ý cơ bản thế này:
Một là bản thân mình rất ham thích việc chia sẻ. Thứ 2 là việc chia sẻ không chỉ là cho đi mà đó còn là nhận lại: mình chia sẻ những gì mình biết, mình đã trải qua cho các bạn khác để các bạn ấy tiến được nhanh hơn. Đồng thời mình cũng nhận lại được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu từ mọi người chia sẻ lại.

Anh Tùng thường xuyên tham gia các sự kiện của cộng đồng công nghệ Việt với vai trò một speaker
Anh Tùng thường xuyên tham gia các sự kiện của cộng đồng công nghệ Việt với vai trò một speaker

Là một người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực, anh thấy tố chất cần thiết mà các doanh nghiệp cần ở một lập trình viên là gì? Đâu là nhân tố giúp họ đi xa trong nghề nghiệp?

Tố chất cần thiết theo mình có mấy ý:
Đầu tiên theo mình đó là khả năng Tiếng Anh phải tốt, theo ngành này thì ít nhất bạn phải có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành Tiếng Anh, tốt hơn nữa là giao tiếp được với người nước ngoài.
Thứ hai là kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp. Những kỹ năng này cực kỳ quan trọng vì nó sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian làm việc, qua đó tăng năng suất chung. Đây là điều mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn ở nhân viên của mình.
Tiếp theo là khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề. Doanh nghiệp nào cũng cần những người chủ động và có khả năng giải quyết vấn đề nhanh nhạy, logic.
Cuối cùng đó là tinh thần ham học hỏi, cầu thị, cầu tiến. Không ai có thể biết hết mọi thứ vì vậy tinh thần học hỏi là rất quan trọng. Không chỉ là lúc còn đi học mà cả khi đi làm cũng vậy.

Theo mình nhân tố giúp các lập trình viên đi xa trong nghề nghiệp đó là phải có một nền tảng kiến thức cơ bản vững và một tinh thần luôn lạc quan, máu lửa dù có những lúc cuộc đời không như ta mong đợi.

Anh Tùng và cộng sự tại sự kiện công nghệ DEV day. Theo anh kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp… cũng rất quan trọng với sự phát triển lâu dài của lập trình viên.
Anh Tùng và cộng sự tại sự kiện công nghệ DEV day. Theo anh kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp… cũng rất quan trọng với sự phát triển lâu dài của lập trình viên.

Anh có nhận xét gì về ưu/ nhược điểm của bạn sinh viên, các bạn trẻ theo đuổi ngành công nghệ phần mềm hiện nay?

Mình thấy các bạn sinh viên hiện nay có khá nhiều ưu điểm: Năng động hơn, tiếng Anh tốt hơn, tư duy nhanh nhạy hơn các thế hệ trước. Nhược điểm dễ nhận thấy nhất ở hầu hết các bạn là kỹ năng làm việc nhóm chưa cao, làm một mình thì rất tốt nhưng làm nhóm thì kết quả không được như mong đợi.

Là một chuyên gia thường xuyên chia sẻ kiến thức với cộng đồng lập trình viên Việt, anh có nhận xét gì đội ngũ lập trình Việt hiện tại? Dự đoán của anh về hướng phát triển của nhân sự ngành này trong thời gian tới ra sao?

Về đội ngũ lập trình Việt hiện tại thì mình thấy ngày càng có nhiều bạn giỏi và còn rất trẻ. Tuy nhiên có một điều từ trước đến nay mình vẫn luôn thấy thiếu đó chính là tính cộng đồng chưa cao, cụ thể ở đây là nhiều bạn giỏi nhưng lại không hào hứng trong việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình cho các thế hệ sau nhằm giúp cho cộng đồng lập trình viên Việt Nam ngày càng lớn mạnh hơn.

Ngành CNTT sẽ vẫn luôn là một ngành rất hot trong hiện tại và tương lai vì vậy nhu cầu nhân sự là cực kỳ lớn. Chắc chắn các bạn đi theo ngành này thì không bao giờ sợ thất nghiệp!

Trước khi nhận được lời mời đến chia sẻ với sinh viên FUNiX, anh đã nghe đến tên ngôi trường kỳ lạ này bao giờ chưa? Nếu có thì ấn tượng của anh về FUNiX là?

Mình cũng đã nghe đến FUNiX qua nhiều kênh thông tin như Facebook, VnExpress… Ấn tượng về FUNiX là trường đại học trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam và có một danh sách mentor thật sự khủng, nếu không phải là các chuyên gia công nghệ đầu ngành thì cũng là những nhà quản lý xuất sắc.

Anh có thể bật mý một chút thông tin về chủ đề anh sẽ chia sẻ sắp tới – “Làm thế nào để lập trình viên ứng phó với biến đổi công nghệ” ?

Nếu bạn thực sự quan tâm cách thức giúp cho mình luôn luôn bắt kịp thay đổi của thế giới công nghệ thì hãy đến tham dự sự kiện này vì mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm rút ra từ chính bản thân để đạt được mục tiêu đó.

09:00 sáng 07/05 tới đây, anh Nguyễn Thanh Tùng sẽ có buổi chia sẻ, giao lưu với sinh viên FUNiX trong khuôn khổ xDay. Sự kiện cũng chào đón các bạn quan tâm đến Công nghệ thông tin và theo đuổi ngành lập trình. Chỉ còn 24h để bạn được chọn tham dự sự kiện này, ĐĂNG KÝ NGAY!

Nguồn: https://www.funix.edu.vn/tin-tuc/pgd-cong-nghe-misa-bat-mi-cach-chinh-phuc-nganh-phan-mem/

——————–

Dưới đây là slide chia sẻ của mình tại sự kiện:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.